Đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo điện đa năng Fluke, Hioki, Tenmars, Kyoritsu
Từ trước đến nay, để đo lường chính xác các thông số của dòng điện, kỹ thuật viên cần tới một dụng cụ đo điện đó là đồng hồ vạn năng. Vậy thiết bị này có cấu tạo như thế nào, cách sử dụng ra sao? Bài viết hôm nay sẽ đưa bạn tìm hiểu về đồng hồ đo điện đa chức năng này nhé!
Đồng hồ vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng (Multimeter hay vạn năng kế VOM) là thiết bị đo điện thông dụng nhất hiện nay. Một dụng cụ được tích hợp 4 chức năng chính đó là đo dòng điện, đo điện trở, đo điện áp DC và điện áp AC.
Ưu điểm chính của VOM là khả năng đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện. Bên cạnh đó, nó còn cho bạn thấy được sự phóng nạp của tụ điện. Một số model cao cấp còn được trang bị thêm chức năng đo nhiệt độ rất tốt.
Tuy nhiên, có một hạn chế trên thiết bị đo điện này là trở kháng thấp (khoảng 20K/Vol). Do vậy khi đó vào các mạnh cho dòng thấp thì đồng hồ bị sụt áp.
Các loại đồng hồ vạn năng
Hiện nay, thiết bị này được chia làm 2 dạng chính dựa theo chế độ hiển thị kết quả. Bao gồm vạn năng kế hiện kim và vạn năng kế hiển thị số.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng
Cấu tạo của đồng hồ VOM dạng kim
Bên ngoài: Thiết bị gồm các bộ phận:
- Kim chỉ thị/Mặt chỉ thị
- Cung chia độ
- Vít điều chỉnh điểm 0 tính
- Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
- Đầu đo dương (+) hoặc bán dẫn dương P
- Đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N
- Vỏ trước/Vỏ sau
- Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
- Chuyển mạch chọn thang đo
- Đầu đo dòng điện xoay chiều.
– Mạch điện bên trong: bao gồm đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), Khối hiển thị gồm M, Khối nguồn, Hệ thống điện trở bù nhiệt, Khối bảo vệ và Khối đo.
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Bao gồm các bộ phận sau:
- Nút dừng kết quả đo
- Nút nguồn power
- Màn hình hiển thị hiện số
- Đầu đo dòng điện nhỏ/Đầu đo dòng điện lớn
- Đầu đo chung COM
- Đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch
- Mạch điện tử…
Lưu ý: Không phải tất cả các loại đồng hồ đều có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận trên. Một số thiết bị có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng phiên bản.
Sự khác nhau các dòng đồng hồ VOM
Đồng hồ đo điện dạng kim
Thiết bị thường được sử dụng để kiểm tra, xác định thông số của dòng điện, cụ thể chính là đo hiệu điện thế, đo điện trở và đo dòng điện.
Đồng hồ đo điện hiện số
Ngoài 3 chức năng cơ bản là đo hiệu điện thế, đo điện trở, đo cường độ dòng điện. Các dòng đồng hồ đo điện vạn năng điện tử hiện nay còn được trang bị thêm các tính năng như:
– Kiểm tra nối mạch
– Được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện cho phép người dùng đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
– Đo độ tự cảm của cuộn cảm và đo điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
– kiểm tra diode và transistor.
– Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
– Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, từ đó điều chỉnh mạch điện của radio.
– Dao động kế cho đo tần số thấp.
– Bộ kiểm tra điện thoại, bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
– Lưu giữ số liệu đo đạc.
Nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim?
Đây có lẽ là câu hỏi thường xảy ra nhất khi chọn mua thiết bị đo điện của nhiều người. Cả đồng hồ VOM hiện kim lẫn điện tử hiện số đều có những tính năng tuyệt vời để đo lường dòng điện.
Với dong ho van nang dạng số, nó đảm bảo cung cấp phép đo chính xác và nhanh chóng. Lại còn được trang bị màn hình LCD sắc nét, model cao cấp còn tích hợp đèn nền giúp bạn theo dõi số liệu trong mọi điều kiện ánh sáng. Đồng hồ đo dạng số cũng có thang đo rộng hơn nên được sử dụng phổ biến trong thương mại, công nghiệp. Vì là thiết bị đo hiện đại nên nó có kèm các chức năng như tự động chọn thang đo, giữ giá trị đỉnh – trung bình…
Trong khi đó, đồng hồ đo điện dạng kim thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng và độ an toàn cao. Mức giá của thiết bị này cũng rất phải chăng, một số model dưới 1 triệu động như Sanwa YX-360TRF cũng phục vụ tốt cho bạn. Nếu người dùng chỉ cần một thiết bị đo lường cơ bản, thì đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.
Ứng dụng đồng hồ đo điện vạn năng
Thiết bị này mang đến rất nhiều tiện ích cho con người:
Trong ngành thiết bị điện tử
Kiểm tra hệ thống điện tử, điện áp, từ đó có thể lắp các mạch điện chính xác, hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh thông số cuộn cảm một cách linh hoạt. Vậy nên DHVN được dùng nhiều trong ngành sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị điện lạnh…
Ngoài ra, một vài tính năng thêm cho multimeter giúp nó có thể kiểm tra mạch điện trong ô tô- xe cơ giới, kiểm tra sửa chữa điện thoại, điều chỉnh mạch điện nhỏ trong radio, TV.
Trong lĩnh vực nghiên cứu
Nói đến việc nghiên cứu vật lý về nguồn điện, dòng điện thì không thể thiếu đồng hồ đo điện vạn năng. Nhờ có thiết bị này, người dùng có thể dễ dàng nhận biết đâu là dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều, cực âm và cực dương. Bên cạnh đó, nó còn giúp biết chính xác thông số của dòng điện.
Trong ngành sản xuất
Đối với hệ thống sản xuất công nghiệp, VOM là thiết bị hỗ trợ kỹ thuật viên kiểm tra, giám sát xác định nguồn năng lượng điện tốt. Đồng hồ còn giúp lưu giữ số đo hiệu điện thế, đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt để biết mức nhiệt nào ổn định cho cây trồng và vật nuôi.
Bạn dễ dàng bắt gặp đồng hồ đo điện này ở các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy, xử lý rác thải, sản xuất nhựa hay trong các hệ thống điện của trang trại, khu chăn nuôi…
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Mỗi chức năng đo của thiết bị đều có cách sử dụng riêng.
Cách sử dụng vạn năng kế đo dòng điện:
Để đo được dòng điện cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chỉnh đồng hồ vạn năng ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
Bước 3: Cắm que màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Lưu ý:
Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
Khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng que đen sẽ là (-) nguồn pin và que đỏ là (+) nguồn pin.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ điện:
Để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện, nếu là tụ hóa thì dùng thang x1Ω hoặc thang x10Ω. Còn nếu là tụ gốm thì dùng thang đo x1KΩ hoặc 10KΩ.
Kết quả phép đo sẽ được giải thích như sau:
- Kim phóng nạp khi đo cho thấy tụ C1 còn tốt.
- Kim lên nhưng không về vị trí cũ tức là tụ C2 bị dò.
- Kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về tức là tụ C3 bị chập.
Lưu ý:
Khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp
Các phép đo kiểm tra tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô. Chính vì thế khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
Cách sử dụng đồng hồ đo VOM đo thông mạch
Dùng vạn năng kế để kiểm tra công tắc điện có còn tốt hay không, dây dẫn có nguyên vẹn, dây tóc bóng đèn có bị đứt không… chính là phép đo thông mạch. Các bước được thực hiện như sau:
Chuyển đồng hồ đo sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm. Còn với đồng hồ số bạn chuyển sang chế độ đo thông mạch với ký hiệu.
Cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn
Đồng hồ sẽ không lên nếu dây dẫn bị đứt. Ngược lại, kim đồng hồ sẽ đi lên và còi trên đồng hồ sẽ kêu (Tùy loại)
Nếu đồng hồ lên kim tức là dây còn nguyên. Còn khi dây đứt, kim đồng hồ sẽ đứng yên.
Cách sử dụng VOM đo điện trở:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.
Lưu ý:
– Không được đo điện áp và dòng điện khi đồng hồ ở thang đo điện trở, đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.
– Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
– Khi đo điện trở nhỏ <10Ω cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
– Khi đo điện trở lớn > 10kΩ, tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
Kinh nghiệm mua đồng hồ vạn năng
Để chọn mua được một thiết bị đo điện chất lượng và phù hợp nhất, bạn cần chú ý lựa chọn theo các tiêu chí sau:
- Xác định mục đích sử dụng
- Chọn thương hiệu đồng hồ đo điện uy tín
- Chọn mức giá trong khả năng
- Chọn địa chỉ bán hàng uy tín để mua
Nên mua đồng hồ vạn năng ở đâu?
Đồng hồ VOm là dụng cụ đa chức năng nên nhu cầu sử dụng và kinh doanh mặt hàng này là rất lớn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán thiết bị này.
Tuy nhiên, để có được một sản phẩm chất lượng mọi mặt, quan trọng bạn phải tìm được một địa chỉ bán hàng uy tín. Một trong số đó là công ty Thương Tín – Đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo lường điện số 1 HCM. Tại đây có hầu hết các dòng đồng hồ đo điện, từ dạng số đến dạng kim, từ dòng cơ bản đến cao cấp, từ phân khúc giá rẻ đến dòng cao cấp. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng 100% xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành đúng hãng cùng dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết về những đồng hồ vạn năng tốt nhất hiện nay. Hãy truy cập website https://thuongtin.net/ để xem kỹ thông tin chi tiết của sản phẩm.